CÁCH ĐẶT ỐNG THÔNG HƠI BỒN CẦU HIỆU QUẢ

Ngày đăng: 29-04-03 - Lượt xem: 71

Ống thông hơi là bộ phận quan trọng trong việc thoát nước của bồn cầu. Trong một số trường hợp hỏng cần thay mới và không phải ai cũng biết cách lắp đặt đúng. Cùng tham khảo cách lắp đặt đơn giản nhất qua bài viết sau.

 

Vì sao chúng ta nên lắp ống thông hơi bồn cầu?

 

Ống thông hơi bồn cầu (hay còn gọi là ống thoát khí bồn cầu), đây là bộ phận đặt ở ngăn lắng tại hầm chứa. Ống thông được thiết kế với chiều thẳng đứng để loại bỏ mùi hôi từ bồn cầu và đảm bảo áp suất khí từ hệ thống thải, cũng như giảm áp lực không khí tới bồn cầu.

 

Để sử dụng bồn cầu hiệu quả và không gây mùi hôi khó chịu, thì việc lắp vô cùng cần thiết. Dưới đây là những lý do nên lắp ống thông hơi cho bồn cầu:

 

  • Sử dụng ống thông hơi cho bồn cầu sẽ phân tán những luồng khí ở trong hầm và tránh được tình trạng gây mùi hôi khó chịu. Đặc biệt tránh được hiện tượng khí metan và lưu huỳnh gây nổ bồn cầu.
  • Còn giúp thoát nước dễ dàng và nước xả mạnh hơn.
  • Hạn chế được tình trạng bồn cầu bị tắc nghẽn, khi đó chất thải sẽ xuống dưới bể và không bị đóng mảng tại đường ống gây tắc nghẽn.

 

ong-thong-hoi

Thông hơi để tránh mùi hôi từ bồn cầu

 

Trước khi lắp cần chuẩn bị những gì?

 

Để thực hiện cách lắp đặt nhanh chóng và đúng kỹ thuật, bạn cần chuẩn bị các loại dụng cụ sau:

 

  1. Ống thông hơi bồn cầu mới
  2. Tua vít
  3. Thước Nivo
  4. Kìm
  5. Thước dây
  6. Cờ lê điều chỉnh.

 

ong-thong-hoi

Cần chuẩn bị kỹ khi lắp ống thông hơi cho bồn cầu

 

Các bước lắp đặt thông khí bồn cầu

 

Cách lắp đặt còn tuỳ theo vào từng loại, cụ thể có ống thông hơi chính và ống thông hơi phụ. Cùng tham khảo hướng dẫn cách lắp đặt dưới đây:

 

Lắp ống thông hơi chính

 

Bước 1: Nên lắp ống thông hơi theo hướng thẳng đứng. Đường kính khoảng 27mm và nắp cầu với kích thước khoảng 200 – 400mm.

Bước 2: Sau đó đặt ống sao cho nối tiếp với ống thoát nước để các mối nối được cao hơn so với vị trí để đồ vệ sinh. Nên lắp đặt theo hướng thẳng đứng và cách mái nhà khoảng 1m là hợp lý nhất.

Bước 3: Tiến hành lắp phần đầu nối hình chữ T của ống thông. Chú ý hạn chế những đường gấp khúc và tránh làm nghẹt.

 

Lắp ống thông hơi phụ 

 

Nếu như đường ống chính hoạt động không tốt, bạn nên lắp thêm ống phụ. Cách lắp cũng giống như với ống chính ở trên. Bạn có thể tham khảo 2 cách lắp như sau:

 

  • Cách 1: Nối trực tiếp ống thông hơi phụ với bồn cầu.
  • Cách 2: Nối liền với hệ thống thoát nước ở phần thải của hầm cầu vệ sinh.

 

Khi lắp cần nắm rõ những lưu ý dưới đây:

 

  • Tránh tạo quá nhiều các điểm gấp khúc và nối tiếp, nên lắp đặt càng thẳng càng càng tốt.
  • Chỉ tạo điểm nối mới khi lắp đặt trong trường hợp ống thông hơi dùng riêng cho từng tầng.
  • Không nên để nguồn nước, bụi bẩn và không khí bám vào đường ống, vì sẽ gây tắc nghẽn.
  • Đặt theo hướng thẳng đứng, như vậy sẽ giúp thải khí độc hại ra ngoài và tránh gây tích tụ ngược.
  • Nên lắp đặt cao và ở ngoài mái nhà. Mục đích là tránh mùi hôi từ bồn cầu và khí độc thẩm thấu hay hắt gió gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

 

Cách xử lý một số trường hợp sự cố:

 

  • Bồn cầu bị nghẹt: Nguyên nhân là do lắp đặt sai kỹ thuật, do bụi bẩn hay có dị vật. Cách xử lý là dùng dụng cụ hay baking soda để lấy vật mắc dưới cống lên. Hoặc gọi kỹ thuật để được hỗ trợ sửa chữa.
  • Bị vỡ: Do đường cũ hoặc kém chất lượng. Cách xử lý là nên mua ống ở nơi uy tín.
  • Bồn cầu bị tắc và có mùi hôi: Có thể do đường ống thông khí dưới bể phốt, hệ thống khử mùi có vấn đề. Bạn nên dùng coca cola, băng keo, baking soda để xử lý tại nhà.

 

ong-thong-hoi

Thực hiện lắp đặt theo đúng kỹ thuật

 

Cách bảo trì và vệ sinh bồn cầu như thế nào?

 

Để bảo trì và vệ sinh hiệu quả cũng như sử dụng bền bỉ, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

 

  • Khi sử dụng không nên xả giấy có kích thước giày hoặc các vật dụng khác xuống bồn cầu sẽ gây tắc nghẽn ống.
  • Trong trường hợp bị nghẹt hãy dùng dụng cụ lấy rác hoặc baking soda để thông.
  • Nếu bồn cầu bị tắc và có mùi hôi, có thể lấy nước coca cola, băng keo, baking soda.
  • Khi nắp bồn cầu cần tránh những điểm gấp khúc, vì sẽ gây tắc nghẽn.
  • Nên lắp hướng lên trên để tránh con vật hay rác chui vào trong.
  • Tránh đặt quá sâu so với hầm và đảm bảo khoảng cách phù hợp nhất là 10cm.
  • Không nên đặt ống thoát khí và ống thông hơi chung với ống khí của nhà.

 

Hy vọng với những thông tin mà Vua Nhà Tắm chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng tự lắp ống thông hơi bồn cầu đơn giản và hiệu quả nhất.

Đánh giá
.